Kinh Nghiệm Dùng Phân Bón Cho Cây Trồng

0768 619 317   thaopht@vinasyntax.com
Register   Login   (0)   VN EN
News

Kinh Nghiệm Dùng Phân Bón Cho Cây Trồng

Kinh Nghiệm Dùng Phân Bón Cho Cây Trồng

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả lớn, có tác động rất lớn đến môi trường sống của con người, đến sự phát triển của các hệ sinh thái. Bón hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây trồng nhưng không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến sức khoẻ người nông dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái. Mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của cải tạo đất bằng biện pháp sinh, hóa học, nghiên cứu dinh dưỡng và tăng độ phì cho đất, sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, khả năng thương mại hoá và giá trị gia tăng cao. Sử dụng các loại phân vi sinh có nguồn gốc sinh học trong sản xuất nông sản, giúp nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông sản an toàn nói chung, sản xuất rau, quả an toàn nói riêng.  Khi bón phân cần chú ý:

1. Chọn đúng loại phân:

Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm

 2. Bón đúng lúc:

Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

Để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, nên bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không nên trộn nhiều loại phân với nhau để bón vì có thể xảy ra trường hợp làm giảm hiệu lực một số loại phân.

Không để cho cây rơi vào tình trạng kiệt quệ do thiếu dinh dưỡng mới bón phân. Khi cây đã rơi vào trạng thái kiệt quệ, việc bón phân không thể giải quyết như cây ở trong trạng thái bình thường cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hụt nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây. 

3. Bón đúng đối tượng:

Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.

Trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.

Đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

4. Bón đúng cách

Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v...

Bón phân vào đất ở độ sâu thích hợp với từng loại cây trồng, không nên bón phân vào sát gốc cây, nhất là với những loại cây công nghiệp và cây ăn quả

Bón tập trung ít lần với những lượng phân bón lớn có thể gây ra nhiều tác hại đối với cây trồng, đối với môi trường sinh thái.

Không thể bón quá nhiều lần cho cây mà thường tập trung vào một số lần để bón, thông thường là 2 - 4 lần trong một vụ đối với các loại cây ngắn ngày.

Có nhiều dạng bón phân: Rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v...

Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lượng phân bón được sử dụng, tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau. Bón nhiều phân không hẳn đã tốt, nồng độ phân hoá học cao có thể gây hại đối với cây, cây có thể có nhu cầu đối với một lượng phân bón không nhỏ, nhưng lượng phân đó phải được chia nhỏ ra cho cây hút nhiều lần, tập trung vào bón một lần cây không những không hút được mà còn bị đầu độc, mặt khác lượng phân bón bị hao hụt nhiều do bay hơi, rửa trôi, cây cỏ dại hút mất v.v...

5. Đúng thời tiết, mùa vụ

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả, trời mưa to, cây chưa kịp sử dụng thì phân bón đã bị trôi theo dòng nước mưa làm ô nhiễm ao hồ và sông suối.

Điều cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể phun lên lá được, đặc biệt không được bón phân một chiều./.

Subscribe to newsletters :
58246 Online : 6   Back to top
VINA SYNTAX CO.,LTD

Địa chỉ: Lô B222A, Đường số 7, KCN Thái Hòa, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hoà,  Tỉnh Long An, Việt Nam

Điện thoại: 0768 619 317 

Email: contact@vinasyntax.com

Web: www.vinasyntax.com

Policy
Connect with us:
Facebook Instagram Youtube Tiktok
Designed by Viet Wave

Hotline